Bệnh trĩ nội là một bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp, hiện nay khá nhiều bệnh nhân chủ động tìm hiểu, đặc biệt là các biểu hiện của trĩ nội. Vậy bệnh trĩ nội là gì, nguyên nhân, biểu hiện ra sao, cách chữa bệnh này như thế nào? Đây là những vấn đề mà bạn nên tìm hiểu để có cách phòng bệnh cho mình.
Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội nằm ở đoạn cuối niêm mạc trực tràng ở phía trên vùng lược, phía bên ngoài bị niêm mạc trực tràng che phủ, về hình trạng có 3 loại: Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập, Trĩ nội do mạch máu bị phù và Trĩ nội do xơ hóa, bình thường trĩ nội ẩn kín trong hậu môn, khi đi đại tiện lòi ra mới lộ rõ. Trĩ nội bình thường có thể lòi ra thụt vào lại trong hậu môn, nếu bị nặng mới không thể thụt vào được, thường có triệu chứng ra máu khi đi đại tiện.
Các loại trĩ nội
– Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập: Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc phình giãn tạo thành Trĩ nằm ở phía trên vùng lược đầu cuối niêm mạc trực tràng, rất mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.
– Trĩ nội do mạch máu phù: Trĩ màu đỏ tươi, mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.
– Trĩ nội do xơ hóa: Do trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị phân cọ xát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra, màu trắng, khó bị chảy máu.
Trĩ nội gồm có 4 độ: 1, 2, 3 và 4.
Với trĩ nội độ 1 chỉ có triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi và không bị sa búi trĩ ra ngoài; trĩ nội độ 2 có triệu chứng chảy máu khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài nhưng sau khi đi xong búi trĩ tự tụt vào; trĩ nội độ 3 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, khi đi cầu xong không tự tụt vào và phải dùng tay đẩy vào; trĩ nội độ 4 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và không thể đẩy búi trĩ tụt vào được. Bị nóng và đau rát sau đi cầu kéo dài khoảng 1 tiếng thì có thể bạn bị nứt hậu môn – có triệu chứng chảy máu khi đi cầu kèm theo là đau rát nóng kéo dài sau đó.
Điều trị trĩ nội
Vẫn còn rất nhiều người đã mắc trĩ nội hoặc đang tiềm ẩn bệnh trĩ nội mà không hề biết. Đó là một tình trạng phổ biến, có một số biện pháp khắc phục hiệu quả vấn đề này. Nhiều người đã sử dụng các biện pháp như thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng kem bôi, và một số các dược phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để có những can thiệp phẫu thuật để loại bỏ trĩ.Một trong những phương pháp phổ biến nhất điều trị trĩ nội là tăng cường chất xơ và nước trong chế độ ăn. Những người bị bệnh trĩ đều không cung cấp lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể. Điều này dẫn đến, phân rất khô và cứng, đại tiện khó khăn và táo bón lý do phổ biến làm thành một vòng luẩn quẩn, trĩ càng nặng hơn. Để nhận đủ chất xơ, cần phải có ít nhất 5-6 bữa trái cây và rau củ trong một ngày. Cung cần uống thêm khoảng 8- 10 ly nước một ngày để đảm bảo mỗi ngày cơ thể được cung cấp 1,5l – 2l nước. Cũng cần tránh thực phẩm nhiều gia vị và dầu bao gồm cả các loại thực phẩm như ngũ cốc, đó cũng là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể. Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, lời khuyên cho những người đã , đang và có khả năng mắc trĩ là tập thể dục đều đặn một ngày ít nhất 30 phút. Có thể sử dụng các loại kem bôi, thuốc giảm đau như acetaminophen để điều trị các cơn đau liên quan tới trĩ. Cũng có nhiều các dòng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng giảm khó chịu, ngứa rát cho người bệnh trĩ.Ngoài ra, tắm nước ấm, xông hơi cũng được khuyến cáo cho những người bệnh trĩ. Ngâm nước ấm 15 phút sau mỗi lần đi đại tiện hoặc 2-3 lần mỗi ngày giúp giảm đau hiệu quả.Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể can thiệp bằng thủ thuật bằng các biện pháp dây thắt, đốt bằng tia laser,,,, hoặc phẫu thuật morrhoidectomy có thể loại bỏ 95% bệnh trĩ. Như vậy có thể thấy bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi nên bạn không cần lo lắng. Để việc điều trị bệnh trĩ được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn thì khi thấy có triệu chứng của bệnh cần thăm khám ngay để xác định tình trạng bệnh và phương pháp chữa bệnh phù hợp.
Theo suckhoedoisong