Ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả…là nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ.
Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao. Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh.
Cholesterol trong máu được tạo thành từ một nhóm các chất béo cần thiết cho cơ thể. Những chất béo này được sản xuất trong gan để ổn định màng tế bào và làm cho chúng thấm các chất dinh dưỡng.
Khi lượng cholesterol trong máu vượt quá mức bình thường, bệnh nhân có thể có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch bệnh, làm tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau.
Máu nhiễm mỡ thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid máu. Lipid là một trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: Lipid (mỡ), Glucid (chất bột đường) và protein (chất đạm).
Bên cạnh đó, còn có do di truyền, yếu tố gia đình…
Biểu hiện bệnh ở người trẻ thường thầm kín, hầu như không có triệu chứng. Nhiều người chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy huyết áp cao, đau đầu thì đi làm thêm xét nghiệm máu thì đã thấy bị mỡ máu cao. Ở người già thì biểu hiện rõ ràng hơn, có đến 90% là tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm với tăng mỡ máu.
Trong khi đó, nếu phát hiện sớm, có người chỉ cần chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên là tỷ lệ mỡ trong máu gần như trở lại bình thường. Trường hợp không đáp ứng được thì dùng thuốc điều chỉnh. Đây là cả một quá trình lâu dài, vì còn tùy thuộc vào độ nhạy của thuốc, kiêng khem của từng người và không có một liều nhất định.
Theo Kienthucsuckhoe