Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc, nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus vì vậy nó dễ lây lan trên diện rộng và gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Khi bị đau mắt đỏ, nếu biết vệ sinh, kiêng khem thì thời gian khỏi bệnh rất nhanh, đặc biệt hiện nay đang là thời gian bùng phát dịch đau mắt đỏ.
Vậy, khi bị đau mắt đỏ cần kiêng kỵ như thế nào?
Đau mắt đỏ lây lan như thế nào
Đau mắt đỏ thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua: đường hô hấp, nước mắt, nước bọt bắn ra trong không khí, khi bắt tay, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, khăn tay, chậu rửa mặt, điện thoại….
Đau mắt đỏ còn lây lan qua các vật trung gian như ruồi, nhặng, ấm chén, bát đũa… mà người bệnh dụi mắt rồi cầm vào…
Đau mắt đỏ lây lan khi tiếp xúc với người bệnh: nước bọt bắn ra trong không khí, bắt tay.
Những điều cần kiêng kỵ khi bị đau mắt đỏ
Trong sinh hoạt hàng ngày
+ Hạn chế đến các nơi đông người như bệnh viện, các khu vui chơi công cộng, đặc biệt là không đi bơi để tránh lây lan cho cộng đồng.
+ Tránh dụi tay vào mắt, sờ vào mũi, miệng.
+ Hạn chế xem vô tuyến, màn hình máy tính hoặc nhìn vào gương quá lâu.
Hạn chế xem vô tuyến, màn hình máy tính hoặc nhìn vào gương quá lâu…
+ Tránh tiếp xúc với ánh nắng chói chang hoặc ánh sáng quá mạnh.
+ Tránh bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
+ Khi đi ra ngoài phải đeo kính chống nắng nhằm tránh môi trường bụi, bẩn, các tia bức xạ….
+ Cần nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh.
+ Hạn chế hút thuốc lá trong thời gian bị đau mắt đỏ (Nicotin tác động vào hệ thần kinh, giảm khả năng điều tiết và nhìn rõ của mắt)…
Chế độ ăn uống
+ Không nên ăn các chất tanh của hải sản như: cá, mực, tôm, cua….vì những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ ngày càng nghiêm trọng hơn.
+ Kiêng các gia vị cay, nóng, các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ…. sẽ gây cảm giác rát, cay nóng cho mắt dẫn đến tình trạng làm mắt đỏ hơn.
Kiêng các gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hành, hẹ…
+ Không nên uống rượu bia vì đây là các chất kích thích có thể làm giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể và khiến cho bệnh càng nặng hơn.
Lưu ý khi dùng thuốc
+ Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc uống kháng sinh, thuốc chống phù nề…khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
+ Không tự ý dùng lá cây trầu, lá dâu…để xông mắt và đắp mắt theo cách chữa trị dân gian (cần tham khảo ý kiến của bác sỹ khi chữa bệnh bằng phương pháp này) vì có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc và sưng nề hơn.
Không tự ý xông mắt bằng lá trầu, lá dâu… vì có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc…
Ngoài ra, để bệnh có thể nhanh khỏi, người bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bổ sung trong thực đơn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các vitamin A, B12, C, D…có trong rau bina, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… rất tốt cho những người đau mắt đỏ bởi chúng rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.
Lời kết
Đau mắt đỏ là một trong những bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa. Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động. Tuy nhiên, đây là một loại bệnh lành tính nên nhiều bệnh nhân chủ quan để bệnh kéo dài gây biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực…
Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế hút thuốc, dụi tay vào mắt, sờ vào mũi, miệng, kiêng ăn các gia vị cay, nóng, các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ, không nên uống rượu bia vì đây là các chất kích thích có thể làm giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết của mắt. Đặc biệt người bệnh không được tự ý dùng lá cây trầu, lá dâu…để xông mắt và đắp mắt theo cách chữa trị dân gian vì có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc…
Theo Benh