Trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn , gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa và trong hậu môn, thường không chảy máu. Hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại, bạn có thể tham khảo các phương pháp đó trong bài viết dưới đây.
Chữa bệnh trĩ ngoại
Chữa bệnh trĩ ngoại
Bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, có hai loại là thuốc uống và thuốc đặt vào trong hậu môn.
– Thuốc uống: Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài chữa trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil, …
Chú ý: tùy từng tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn liều lượng cũng như các loại thuốc khác nhau vì vậy bạn không nên tự ý mua thuốc sử dụng nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
– Thuốc đặt hậu môn: Thường thì áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh trĩ nội có thể đặt vào hậu môn hoặc bôi lên vùng bị tổn thương. Thuốc có tác dụng như giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ.
– Bạn có thể sử dụng một số bài thuốc trị trĩ từ thảo dược rất dễ tìm và cũng khá hiệu quả như sau
Thảo dược trị bệnh trĩ chính là diếp cá (còn gọi là ngư tinh thảo) : Các hoạt chất trong diếp cá là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời làm bền chắc mao mạch. Tinh dầu diếp cá chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh (ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn lỵ…). Vì vậy diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả và để chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, mụn nhọt, lở ngứa…
Thứ đến là củ nghệ tươi : Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Củ nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Quả sung: Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa… Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại quả tuyệt vời cho những ai mắc phải chứng táo bón (nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ).
– Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng bạn có thể nghĩ đến.
Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ bóc tách huyết khối trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ viêm bên ngoài. Mục đích là loại bỏ bệnh trĩ hoặc dùng phương pháp thắt khiến cho mạch máu bị tắc hoặc ép phổi. Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt.
Theo suckhoedoisong