Ở phụ nữ, viêm âm đạo là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa mà chị em gặp phải ở bất kỳ nghề nghiệp và lứa tuổi nào. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ sau tuổi dậy thì. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu. Huyết trắng cứ ra liên tục, vàng, hôi, lúc nào cũng cảm thấy như có con gì bò bò ở chỗ kín.
Viêm âm đạo gây ngứa, để lâu gây viêm nhiễm các bộ phận xung quanh, tạo mủ, gây mùi ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục. Bài viết tổng quan về bệnh viêm âm đạo dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quát và dựa trên nguyên nhân đến triệu chứng (biểu hiện) tư vấn một số trước hợp và phương pháp điều trị một các tốt nhất.
I. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM ÂM ĐẠO
Tác nhân đầu tiên thương gây bệnh viêm âm đạo là do ký sinh trùng roi Trichomonas, nguồn ký sinh này có thể bị lây nhiễm từ quá trình sinh hoạt hằng ngày như nguồn nước dùng vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ. Trùng roi này cũng có thể lây cho bạn gái khi quan hệ tình dụng với bạn trai qua niệu đạo của họ.
Một chút thông tin về trùng roi Trichomonas
Trichomonas là một loại ký sinh trùng cư trú tại bộ phận sinh dục, ở ruột và cả ở miệng nữa. Hình thù của nó rất kinh dị: một trái mơ ở chính giữa, 5 đôi chân (được gọi là roi), 4 đôi phía trước và một đôi phía sau. Chúng di chuyển bằng những cặp roi theo vũ điệu nhảy giật và quay tròn. Chúng nhảy liên tục trong dịch âm đạo nên chị của bạn thấy như có con gì đang bò.
Nhiễm ký sinh trùng roi Trichomonas có thể dẫn tới các bệnh như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận. Trùng roi Trichomonas còn có thể làm chết tinh trùng dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.
– Viêm âm đạo do nhiễm trùng nấm Candida: Với số lượng không nhiều tồn tại trong âm đao, nấm candida còn xuất hiện ở khu vực miệng và đường tiêu hóa không chỉ ở phụ mà cả ở nam giới. Bình thường, nhiễm trùng xảy ra khi sự cân bằng trong môi trường âm đạo bị thay đổi. Các yếu tố khác nhau từ bên trong, bên ngoài cơ thể có thể phá vỡ sự cân bằng này bao gồm mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone, bệnh tiểu đường…
– Viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis): Ở độ tuổi mãn kinh, phụ nữ thường bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục, viêm thận hoặc viêm khu vực vùng chậu, đôi khi là cảm thấy đau do khi quan hệ, nguyên nhân do vi khuẩn bacterial vaginisis gây ra.
Thỉnh thoảng, chị em phụ nữ cũng có thể bị viêm âm đạo (có những biểu hiện ngứa, rát và thậm chí là tiết dịch âm đạo bất thường) mà không do một nhiễm trùng nào. Nguyên nhân phổ biến nhất là những phản ứng dị ứng từ thuốc xịt âm đạo, thụt rửa hoặc các sản phẩm diệt tinh trùng. Vùng da xung quanh âm đạo rất nhạy cảm, do vậy nó có thể bị dị ứng với các chất hóa học có trong những loại xà phòng thơm, sữa, chất bôi trơn khi quan hệ tình dục, chất tẩy rửa, và chất làm mềm vải.
Độ tuổi của phụ nữ cũng là tác nhân gây viêm âm đạo: bở khi “có tuổi”, trải qua quá trình mãn kinh làm âm đạo phụ nữ có xu hướng “teo” đi. Đó là kết quả của sự suy giảm nội tiết tố trong cơ thể. Âm đạo bị khô hoặc ‘teo” khiến cho phụ nữ có thể có những biểu hiện đau (đặc biệt là trong quan hệ tình dục), ngứa, rát vùng âm đạo.
II. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO
Tùy thuộc những tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo mà các biểu hiện của nó cũng khác nhau. Có khi, ở một số chị em, viêm âm đạo không có biểu hiện hay triệu chứng rõ ràng. Đôi khi họ còn không biết mình đã mắc bệnh. Một số biểu hiện thường gặp khi phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo:
– Âm hộ, âm đạo ngứa ở các mức độ khác nhau, kèm theo cảm giác bỏng rát.
– Có mùi hôi ở phận bộ phận sinh dục. Đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
– Có thể bị tiểu khó, tiểu buốt, đau và bỏng rát khi quan hệ tình dục.
– Khí hư đặc, có màu trắng sữa, xanh hoặc vàng và ra nhiều hơn khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt.
– Khám phụ khoa thấy:
+ Niêm mạc âm đạo viêm đỏ, dễ nứt, chảy máu, có khí hư bột trắng như váng sữa bám vào. Tổn thương có xu hướng lan ra bẹn, biểu hiện bằng các mụn nước sờ thấy sần sần.
+ Khám qua mỏ vịt sẽ thấy niêm mạc âm đạo đỏ, dễ chảy máu, có lớp bựa trắng bao phủ như váng sữa.
+ Cổ tử cung thường viêm đỏ, phù nề, đôi khi bị loét.
III. TƯ VẤN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP VIÊM ÂM ĐẠO
1. Bị viêm âm đạo có nên mang thai không?
Chị em trong giai đoạn sinh sản, đặc biệt có quan hệ tình dục thì mức độ viêm nhiễm càng cao hơn. Khi chuẩn bị mang thai chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, khám kiểm tra sức khỏe để việc thụ thai đạt hiệu quả cũng như việc mang thai, thai nhi được khỏe mạnh.
Bệnh viêm âm đạo nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, sẽ tạo môi trường không có lợi cho tinh trùng khi gặp trứng, làm giảm tỉ lệ thụ thai. Hơn nữa, nếu chị em đang bị viêm âm đạo mà mang thai có thể gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối, và xấu nhất là khiến thai phụ sinh non, sẩy thai.
2. Mắc bệnh viêm âm đạo nên ăn gì?
Một số đồ ăn dưới đây có thể giúp chị em khắc phục tình trang viêm âm đạo ở giai đoạn nhẹ:
Sữa chua: Trong sữa chua có chứa chủng acidophilus sống. Sữa chua tác động như môi trường tốt cho vi khuẩn có lợi phát triển. Do vậy, việc ăn nhiều sữa chua không đường có thể giúp hỗ trợ quá trình điều trị viêm âm đạo có hiệu quả.
Ăn nhiều tỏi: Trong tỏi có thành phần axits béo phong phú, lượng này sẽ cung cấp cho cơ thể người bị viêm nhiễm để chống nấm và vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín.
Ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm sống: Một chế độ ăn này được xem là rất tốt cho sức khỏe nói chung và cho sức khỏe của “vùng kín” nói riêng. Tuy nhiên, khi lựa chọn các loại hoa quả tươi, bạn cũng cần chú ý vì có nhiều loại trái cây chứa đường tự nhiên trong đó.
Một số thức ăn nên tránh:
Đồ ăn cay như hạt ớt, hạt tiêu, gừng, hành,…bởi nó làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng cũng như có thể làm cho bệnh viêm âm đạo của bạn càng trở nên trầm trọng hơn.
Không ăn nhiều hải sản: Các loại hải sản như cá biển, bạch tuộc, tôm, cua… có thể góp phần làm nóng, làm ẩm và gây ngứa bộ phận sinh dục. Vì vậy, muốn bệnh tình thuyên giảm thì không nên ăn chúng.
Tránh thức ăn ngọt, béo: Các loại thực phẩm béo ngậy như mỡ, kem, thịt lợn, bơ… và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, chocolate, bánh kem… cũng gây nóng, ẩm cơ quan sinh dục bởi chúng làm tăng lượng bài tiết âm đạo và ảnh hưởng lớn đến việc điều trị.
Tránh uống rượu, hút thuốc lá: Hút thuốc làm bệnh viêm âm đạo nặng thêm, ngoài ra nicotine trong thuốc lá có thể làm cho máu và oxy liên kết yếu đi. Rượu cũng làm nóng và ẩm vùng kín của phụ nữ, nên cần tránh các thực phẩm như rượu gạo lên men, rượu…
3. Chưa quan hệ tình dục có thể bị viêm âm đạo không?
Không chỉ phụ nữ đã quan hệ tình dục (lập gia đình) mà còn gặp cả ở các bạn gái, những người chưa có hoạt động tình dục do không biết cách vệ sinh đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, do tắm rửa ở nguồn nước không sạch,… Đây chính là nguyên nhân vì sao chưa có quan hệ tình dục mà bạn vẫn có nguy cơ bị viêm âm đạo. Lời khuyên là hằng ngày cần vệ sinh bộ phận sinh dục ít nhất một lần bằng nước sạch, khi có kinh cần thay băng vệ sinh 3 – 4 lần/ngày.
IV. CÁCH CHỮA (ĐIỀU TRỊ) BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO
Tùy vào biểu hiện, các tác nhân và tình trạng bệnh mà viêm âm đạo có nhiều cách điều trị khác nhau. Lời khuyên cho bạn nữ cảm thấy viêm âm đạo có dấu hiệu nặng đi là trước khi chữa nếu có thể thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị.
Như tiêu đề bài viết đã nói, cách tốt nhất để có phương pháp chữa hiệu quả là tìm ra căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân viêm âm đạo không phải luôn dễ dàng bởi các bác sĩ sẽ cần phải thực hiện các bước như: khám phụ khoa và các xét nghiệm cần thiết thì mới xác định được. Do vậy, việc điều trị cần thiết phải được thực hiện bởi các bác sĩ tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Một số phương pháp chữa bệnh viêm âm đạo:
– Đặt thuốc hoặc thuốc uống: Sử dụng hàm lượng , liều dùng theo tính toán và tư vấn của bác sĩ tùy theo nguyên nhân gây bệnh (do nấm, vi khuẩn….)
– Vệ sinh “vùng kín” đúng cách: Khi lau nên chú ý lau từ trước ra sau, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, đặc biệt chú ý vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt.
– Các biện pháp hỗ trợ điều trị:
Các biện pháp này chủ yếu dựa vào mục “viêm phụ khoa nên ăn gì ở trên”.
+ Thay đổi chế độ ăn và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cũng có thể giúp ích cho việc điều trị viêm âm đạo. Các vitamin chống ôxy hóa, bao gồm A, C, E, và các vitamin nhóm B, vitamin D, được khuyên dùng.
+ Không lạm dụng nhiều các chất kích thích như phô mai, rượu, bia, cafein, chocolate, nước tương, đường, dấm, thực phẩm lên men.
+ Nên mặc quần lót rộng rãi, bằng vải coton để âm hộ – âm đạo được khô ráo mát mẻ, giúp phòng tránh một số thể viêm âm đạo.
+ Thực hiện tình dục an toàn để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Điều quan trọng là làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, đi kèm với dùng thuốc. Không ngưng dùng thuốc khi các triệu chứng chưa hết. Đừng ngại hỏi bác sĩ hoặc nhân viên y tế khi có những thắc mắc hoặc những khác thường trong quá trình điều trị.
Theo suckhoedoisong