Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases – STDs) là các hội chứng lâm sàng gây ra bởi những tác nhân gây bệnh có thể mắc phải và lây truyền do các hoạt động tình dục bao gồm giao hợp qua âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng lưỡi hay qua hậu môn.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections – STIs) là thuật ngữ bao quát hơn vì người nhiễm các tác nhân gây bệnh có thể không có triệu chứng nhưng có nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Thầy thuốc và các chương trình chăm sóc sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa STIs. Trước đây, các STIs nói chung không chữa được và việc điều trị chỉ giới hạn ở các triệu chứng. Ngày nay, với sự phát triển của kháng sinh, một số lớn các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã có thể được điều trị khỏi. Điều này, kết hợp với các chiến dịch chăm sóc sức khỏe hiệu quả, đã góp phần làm giảm mối đe dọa y tế nghiêm trọng của STIs.
Sử dụng bao cao su đúng cách để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Nguyên nhân gây các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh do vi khuẩn: Hạ cam mềm; Chlamydia (Chlamydia trachomatis), u hạt bẹn, bệnh lậu, giang mai, bệnh do vi nấm cạn, dermatophytes, candida.
Bệnh do virus: Herpes sinh dục, Viêm gan siêu vi B, Bệnh sùi mào gà do HPV, U mềm lây, HIV/AIDS.
Bệnh do ký sinh trùng: Rận mu, cái ghẻ, trùng roi âm đạo.
STIs dễ dàng lây nhiễm qua niêm mạc dương vật, âm hộ, trực tràng, đường tiểu khi quan hệ tình dục. Một số đường lây khác ít phổ biến hơn như: miệng, họng, đường hô hấp, mắt, đường máu. Niêm mạc có thể cho phép một số tác nhân gây bệnh xâm nhập trực tiếp vào cơ thể. Dương vật đặc biệt dễ bị tổn thương do ma sát trong quá trình quan hệ tình dục. Các tác nhân gây bệnh cũng có thể xâm nhập cơ thể qua những chỗ da bị tổn thương. Mặc dù miệng cũng có niêm mạc như ở bộ phận sinh dục nhưng sự lây truyền bệnh thông qua cơ quan sinh dục lại dễ xảy ra hơn qua đường từ miệng sang miệng, qua các nụ hôn. Theo thống kê về tình dục an toàn, nhiều bệnh nhiễm trùng có thể dễ dàng lây truyền từ miệng qua bộ phận sinh dục hoặc từ bộ phận sinh dục qua miệng nhưng việc lây truyền từ miệng sang miệng rất ít xảy ra. Với HIV, chất dịch sinh dục là tác nhân gây bệnh dễ dàng hơn so với nước bọt. Một số bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc da trực tiếp, ví dụ như: Herpes simplex và HPV. Virus Herpes có thể lây truyền qua nụ hôn sâu hoặc khi nước bọt được sử dụng như một chất bôi trơn tình dục.
Mọi hành vi tình dục có liên quan đến các chất dịch trong cơ thể đều chứa một số nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Người ta chỉ chú ý tập trung vào HIV nhưng các bệnh hoa liễu khác cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm.
Các chuyên gia y tế nhận thấy tình dục an toàn, chẳng hạn như việc sử dụng bao cao su, là phương pháp đáng tin cậy nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, tình dục an toàn cũng không có nghĩa là người tham gia đã có được sự bảo vệ tuyệt đối.
Phòng ngừa
Việc phòng ngừa và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục dựa trên năm chiến lược chủ yếu sau:
Giáo dục sức khỏe và tư vấn cho những người có nguy cơ về cách thức phòng tránh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thông qua sự thay đổi trong hành vi tính dục và sử dụng các biện pháp dự phòng được khuyến cáo;
Xác định người bị STIs không triệu chứng và những người mắc bệnh nhưng không được chẩn đoán và điều trị;
Chẩn đoán, điều trị và tư vấn hiệu quả cho người nhiễm STDs;
Đánh giá, điều trị và tư vấn cho đối tác tình dục của người bị nhiễm STDs;
Tiêm phòng vaccine ngăn ngừa nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, đối với các bệnh đã có vaccine, cho người có nguy cơ trước khi tiếp xúc.
Phòng ngừa là biện pháp chính đối với các bệnh lây qua đường tình dục không chữa được, chẳng hạn như HIV và Herpes sinh dục. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây truyền là tránh tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận cơ thể hoặc chất dịch có thể mang mầm bệnh. Việc sử dụng bao cao su thích hợp giúp làm giảm tiếp xúc và nguy cơ lây bệnh. Tuy nhiên, một số STDs vẫn có thể lây truyền được ngay cả khi dùng bao cao su.
Lý tưởng nhất là cả hai đối tác tính dục đều nhận được xét nghiệm kiểm tra STDs trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Lưu ý nhiều bệnh không phát hiện được ngay lập tức sau khi tiếp xúc với mầm bệnh mà chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm sau một thời gian phơi nhiễm nhất định.
Vaccine
Vaccine có thể bảo vệ chống lại virus lây qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan siêu vi A, B và một số loại HPV. Nên tiêm phòng trước khi bắt đầu quan hệ tình dục để nhận được sự bảo vệ tối đa.
Bao cao su
Bao cao su chỉ có thể bảo vệ như một rào cản tác nhân gây bệnh khi được sử dụng đúng cách. Khu vực cơ quan sinh dục không được che chắn bởi bao cao su vẫn có thể bị lây nhiễm nhiều bệnh. Đối với HIV/AIDS, dương vật được bao bọc đúng cách với bao cao su có hiệu quả tốt để ngăn ngừa mặc dù về mặt lý thuyết, chất dịch sinh dục có thể lây nhiễm HIV cho vùng da bị thương vẫn có thể xảy ra. Điều này đơn giản có thể tránh được bằng cách không tham gia quan hệ tình dục khi có vết thương chảy máu ở cơ quan sinh dục.
Sử dụng bao cao su đúng cách:
Phải sử dụng bao cao su ngay từ lúc bắt đầu quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc.
Không mang bao cao su quá chặt ở cuối, chừa lại 1,5 cm ở đầu bao dự phòng cho việc xuất tinh.
Không đeo bao cao su quá rộng so với kích cỡ dương vật.
Không được lật ngược bao cao su để sử dụng.
Không dùng bao cao su được làm bằng các chất không phải là cao su hoặc nhựa tổng hợp. Loại bao cao su này không thể bảo vệ chống lại HIV.
Theo suckhoedoisong
Liên Quan Khác
Cùng Chuyên Mục
Bí quyết phòng tránh bệnh tim mạchTrị bệnh quáng gà theo phương thuốc Đông YTriệu chứng và biện pháp điều trị bệnh huyết ápPhòng ngừa bệnh cận thịCách đặt thuốc âm đạo Bấm huyệt chữa viêm túi mật